Gỗ MDF là gì?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, ngành nội thất hiện đại cũng có nhiều đổi mới đáng kể trong phong cách thiết kế lẫn nguyên vật liệu. Hiện nay, chất liệu gỗ công nghiệp rất thịnh hành trên thị trường bởi giá thành cũng như sự tiện lợi của nó. Một trong số những dòng gỗ nổi bật chính là gỗ MDF, đây là loại gỗ phổ biến nhưng có lẽ nhiều người cũng chỉ mới nghe đến và vẫn chưa biết rõ về loại vật liệu này. Bởi vậy, hãy cùng Ngọc Châu tìm hiểu xem gỗ MDF là gì, được sản xuất thế nào và có tốt không để có thêm kiến thức về loại gỗ mới này nhé.
I. Gỗ MDF là gì?
Xem thêm =>>" mẫu thiết kế tủ bếp MDF phủ melamin"
Gỗ MDF là viết tắt của Medium-density fibreboard (MDF). Ván MDF này còn gọi là ván ép hay ván dăm có sợi gỗ được ép ở mật độ trung bình. Những sợi gỗ hay còn được gọi là ván dăm nhỏ hoặc bột gỗ sẽ được trộn với nước, sáp (paraffin wax), chất kết dính nhựa (urea-formaldehyde resin glue), chất chống mối mọt và bột độn vô cơ. Nhờ máy khử rung (máy tinh chế), bột cơ nhiệt hỗn hợp sẽ được ép ở nhiệt độ và áp suất cao tạo thành những tấm gỗ lớn. Mật độ của gỗ thường nằm trong khoảng 500kg/m3 – 1000kg/m3.
MDF là một loại gỗ công nghiệp
II. Phân loại gỗ MDF
Dựa vào khả năng chống nước của ván gỗ mà MDF thường được chia làm 2 loại chính: gỗ có khả năng chống ẩm (lõi xanh) và gỗ không có khả năng chống ẩm (gỗ thường). Với gỗ có tỷ trọng trung bình thì mật độ của sợi gỗ cũng không dày, thường là gỗ thường và nhẹ hơn so với loại có khả năng chống ẩm. Điều này có thể dễ dàng cảm nhận và phân biệt bằng tay.
Cũng có cách khác để phân biệt 2 loại gỗ là dựa vào bảng thông số ánh sáng, tiêu chuẩn hoặc mật độ cao của sợi gỗ nhưng đây là một cách hiểu sai nên gây khó khăn trong việc nhận biết. Cái quan trọng là mật độ trên ván gỗ thành phẩm nên cách đơn giản nhất là phân biệt dựa vào mật độ của sợi gỗ được dùng để làm nên tấm ván gỗ.
III. Quy trình sản xuất MDF
Gỗ MDF được sản xuất hiện nay thường được tạo nên bởi 2 kiểu quy trình là quy trình khô và ướt. Hai quá trình này đều giống nhau ở bước tạo bột gỗ đầu tiên, chỉ khác nhau rõ ràng ở bước phun keo và ép bột gỗ thành ván.
Bước 1:
Quy trình khô: Với quy trình khô các loại chất phụ gia và keo được phun trực tiếp vào bột gỗ khô trong máy trộn để sấy sơ bộ (không sấy khô hẳn). Bột sợi sau khi đã dính keo sẽ được rải ra thành 2 đến 3 tầng tùy yêu cầu của nhà sản xuất.
Sau đó những tầng bột gỗ này sẽ tiếp tục được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy sẽ ép 2 lần.
Lần 1: Ép sơ bộ cho lớp trên, rồi tới những lớp tiếp theo.
Lần 2: Sẽ ép chặt cả 3 lớp lại.
Máy được thiết lập chế độ nhiệt riêng để có thể chắc chắn rằng làm bay hết hơi nước và keo có thể hóa rắn từ từ. Chỉ có như vậy lớp ván ép mới mịn và bền chắc được. Ván ép xong sẽ được cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại tùy mục đích sử dụng.
Quy trình ướt: Ở quy trình này bột gỗ sẽ được phun nước để có thể liên kết lại gần như thành từng phần nhỏ. Phần này sẽ được cào ra và rải đều đưa lên mâm ép. Ở bước này chỉ cần ép 1 lần đạt đến độ dày vừa phải là đủ.
Sau đó ván gỗ sẽ được đưa đến nơi cán hơi ở nhiệt độ cao như làm giấy. Nhiệt độ ở đâu cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo làm thoát hết hơi nước và nén chặt đều 2 mặt.
Bước 2: Có thể dùng melamine để ép vào mặt gỗ hoặc dùng veneer và giấy laminate cũng rất đẹp. Do lõi ván gỗ được ép trơn mịn, lì nên trong nhiều trường hợp có thể sơn trực tiếp lên mặt gỗ.
IV. Gỗ MDF có tốt không, có độc hại không?
Tủ bếp acrylic sử dụng cốt gỗ MDF
Xem thêm =>> " Tủ bếp Acrylic sử dụng cốt gỗ MDF"
Ưu điểm: Gỗ MDF có rất nhiều ưu điểm cửa một dòng gỗ công nghiệp
- Với giá thành hợp lí, MDF kinh tế hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên mà vẫn đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như gia công nội thất.
- Chất liệu gỗ đồng đều, bề mặt mịn không có nút thắt như gỗ tự nhiên nên nó là giải pháp lí tưởng để thay thế gỗ rắn tự nhiên trong nhiều trường hợp.
- Được làm từ những cây gỗ tự nhiên ngắn ngày có thể tái tạo nhanh nên MDF cũng góp phần bảo vệ môi trường.
- Bề mặt mịn nên MDF dễ dàng có thể dùng lớp phủ Veneer tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Bề mặt dễ sơn nhiều màu sơn khác nhau không lo khó lấy màu như gỗ tự nhiên.
- Gỗ MDF sẽ không bị co hay giãn nở do tác dụng của nhiệt nhiều như gỗ tự nhiên.
- Chống mối mọt tốt vì đã được thêm chất chống mối mọt trong quá trình sản xuất.
- Tạo hình dễ dàng hơn so với gỗ đặc trong nhiều trường hợp nên có thể thực hiện được nhiều đồ vật tinh tế, phức tạp hơn.
Nhược điểm: không gì là không thể tốt được hết nên gỗ MDF cũng có những nhược điểm sau
- MDF có sử dụng keo dính nhựa trong quá trình sản xuất nên có thể thải ra một lượng rất ít Formaldehyd có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
- Chất keo trong gỗ có thể khiến cho một số loại vật liệu không thể đóng được vào loại gỗ này.
- Vì có sử dụng một số phụ gia và keo nhựa nên loại gỗ này không được thân thiện với trẻ em.
- Gỗ MDF mặc dù có lớp vỏ chống nước, lõi mịn chịu lực tốt nhưng lõi không chịu nước do vậy sẽ dễ bị phồng và bở khi tiếp xúc với nước.
- MDF được ép lõi mịn, liền một khối nên nếu bị gãy hỏng bạn sẽ phải thay nguyên tấm và cũng không an toàn trong trường hợp gỗ được sử dụng làm cửa nhà.
- Như kiến thức vừa tìm hiểu thì gỗ MDF có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể được ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất. Nhờ bề mặt phẳng lì có thể dùng được nhiều loại lớp phủ tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Tuy nhiên bởi vì khi sản xuất được trộn thêm phụ gia, keo nhựa,… nên cũng có ảnh hưởng một chút tới sức khỏe nhưng việc này cũng chỉ xảy ra với gỗ trôi nổi không có thương hiệu trên thị trường.
Việc đó cũng đã được khắc phục và hạn chế thấp nhất bằng cách sơn phủ lên bề mặt gỗ và cũng trải qua nhiều cuộc kiểm tra, thí nghiệm độ an toàn mới đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Bởi vậy gỗ MDF vẫn tốt và nên dùng tùy vào mục đích sử dụng và chất liệu nhất là trong thiết kế nội thất chung cư hay văn phòng. Có thể ứng dụng gỗ này để làm bàn ghế, tủ đựng, giá sách, không nên dùng trong những trường hợp bề mặt gỗ phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc dùng cho những đồ vật phải chịu lực cao.
Bởi vì một khi đã hỏng thì sẽ rất khó sửa không như gỗ tự nhiên và nếu thấm nước thì sẽ dễ bị phồng và trở thành gỗ mủn, giải phóng khí không tốt ở lõi ảnh hưởng tới sức khỏe.
V. So sánh các loại gỗ công nghiệp
Mỗi loại gỗ tự nhiên đều được tạo ra và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng hầu hết lớp lõi của chúng đều không chịu được nước. Không thể nói cái nào hoàn toàn tốt hay kém, mà chỉ có thể nhận xét khách quan những điểm khác biệt rõ nhất giữa các loại gỗ. Sau đây chúng ta sẽ so sánh gỗ MDF với MFC và HDF để xem MDF có điểm đặc biệt gì nhé.
1. So sánh gỗ MDF và MFC
Tấm MDF và tấm MFC
- Gỗ MFC: Là mảnh gỗ thật (ván dăm) được ép chặt với phần lõi hoàn toàn là gỗ tự nhiên không nhiều chất phụ gia nhờ ép nhiệt thành những tấm ván cứng và được ép một lớp melamine trên bề mặt. Chất lượng của ván dăm phụ thuộc chủ yếu vào mật độ của nó trong ván ép thành phẩm.
MFC chống chịu lực tốt, chống ẩm và cách âm tốt nhờ bề mặt melamine. Gỗ này cũng an toàn với sức khỏe và được ứng dụng rất nhiều trong nội thất của công ty, bệnh viện, trường học.
- Gỗ MDF: Là ván ép mật độ trung bình được làm từ gỗ composite hay đúng hơn là chất thải gỗ (các sợi gỗ, bột gỗ) được liên kết với nhau bằng keo nhựa, sáp dưới nhiệt độ và áp suất thích hợp. MDF có đặc tính lõi mịn chống cong vênh tốt.
Đây cũng là một sản phẩm gỗ công nghiệp nhưng loại gỗ này mang đến chất lượng vượt trội vì một số lý do chủ yếu. MDF có cấu tạo phần lõi rất mịn dễ gia công không để lại phần bị cưa lởm chởm như những loại gỗ khác.
Gỗ MDF cũng dễ dàng để vẽ hoặc sơn ngay trên bề mặt. Gỗ tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao ngay trên bề mặt lõi mà những loại gỗ công nghiệp khác không thể làm được.
2. So sánh gỗ MDF và HDF
Tấm MDF với HDF và các ván gỗ
- Gỗ HDF: Loại gỗ này cũng được làm từ chất gỗ tương tự như MDF nhưng được nén chặt ở mật độ cao hơn. Nó là một sản phẩm cứng hơn nhiều so với MDF với mật độ điển hình lên tới 900kg/ m3. HDF thường là những tấm ván gỗ rất mỏng với độ dày thông thường chỉ từ 3-8mm. Có thể gia đình bạn cũng đang sử dụng loại gỗ này làm tấm nền cho đồ nội thất mà bạn không nhận ra.
- Gỗ MDF: Gỗ MDF dày hơn nhiều so với HDF và cũng nhẹ hơn bởi mật độ gỗ không dày đặc. Người ta thường bị nhầm giữa HDF và MDF vì nghĩ HDF chỉ là MDF có ván sợi ở mật độ cao hơn nhưng thật ra không phải. Mỗi loại gỗ đều được tạo ra và sử dụng cho những mục đích khác nhau dù có dùng chất liệu giống nhau chúng vẫn có những đặc điểm riêng biệt không thể thay thế được.
Hiện nay, một số tấm ốp chân tường có độ dày 15mm được quảng cáo là cắt từ gỗ HDF mà thật ra nó là một loại cấu trúc dày đặc của MDF được bán dưới tên sai. Bạn có thể tìm hiểu và đọc bảng dữ liệu hoặc thông số kỹ thuật cho vật liệu đang sử dụng sau đó so sánh với gỗ HDF thật sẽ phát hiện ra vật liệu đấy có chính xác là loại mình cần hay không.
VI. Ứng dụng của gỗ MDF trong nội thất
Nổi bật trong dòng gỗ công nghiệp hiện nay cả về giá thành lẫn chất lượng nên gỗ MDF được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất ở gia đình, công ty, trường học, bệnh viện,…
1. Trong gia đình
ứng dụng gỗ MDF trong nội thất gia đình
Xem thêm=>>" mãu thiết kế nội thất chung cư"
MDF được sử dụng phổ biến nhất là làm tủ bếp. Bởi MDF dễ sơn, không cong vênh có bề mặt chống nước và không thể thiếu là rất dễ lau chùi vệ sinh. Không chỉ trong khu vực bếp mà ở nhà tắm có độ ẩm cao gỗ MDF chất lượng vẫn phát huy tác dụng tốt.
Loại gỗ này là lựa chọn lí tưởng cho bạn vì nó không bị thấm nước cũng không hư hỏng nhiều hay dễ mủn do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong nhà tắm. Hãy chú ý loại và chất liệu có phải MDF chống ẩm hay không trước khi dùng bởi nếu không để ý kĩ thì ván MDF bình thường dùng trong nhà tắm sẽ rất dễ hỏng do phồng và mất liên kết khi bị thấm nước.
Gỗ MDF cũng có một đặc điểm ưu việt là có loại chống cháy. Gia chủ có thể sử dụng nó cho phòng ngủ và phòng bếp để mang lại sự an toàn cho gia đình. Ở gia đình bạn cũng có thể sử dụng MDF cho kệ tủ cả bên trong lẫn bên ngoài nhưng hãy cân nhắc khi đặt vật nặng lên bởi nó sẽ bị chảy xệ theo thời gian. Trong trường hợp này bạn nên xem xét gia cố thêm cho tủ bằng gỗ cứng thì tủ làm từ gỗ MDF vẫn có thể sử dụng tốt.
2. Trong công ty
Ở công ty nơi cần rất nhiều bàn ghế cũng như tủ đựng tài liệu thì MDF chính là lựa chọn lí tưởng nhất. MDF với mức giá rẻ, bền, có thể dễ dàng sơn lên bề mặt còn có thể được dùng để làm cửa gỗ. Trên thị trường hiện nay có một số loại MDF được thiết kế đặc biệt bền chắc chuyên dùng để thiết kế cửa gỗ. Thậm chí trong một số trường hợp gỗ MDF còn đáp ứng được nhiều yêu cầu về thiết kế hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhờ khả năng chống cháy loại gỗ này cũng trở thành một lựa chọn tốt để có thể làm vách ngăn vừa đẹp lại đảm bảo an toàn. Không chỉ tiện lợi có thể gia công nhanh trong thời gian ngắn mà MDF còn rất kinh thế vì giá thành mềm hơn các loại gỗ công nghiệp khác. Với thiết kế bàn ghế từ MDF bạn cũng có thể dễ dàng chọn vân và màu gỗ ưng ý tạo nên một không gian thoải mái, năng động, hiện đại nhất cho nhân viên.
3. Trong trường học
Nói đến ứng dụng của gỗ công nghiệp trong trường học không thể không nhắc tới đóng góp lớn của MDF. Trường học là nơi cần rất nhiều bàn ghế cho học sinh trong khi dùng gỗ thật sẽ rất tốn kém và mất công thì MDF chính là giải pháp thay thế hiệu quả.
MDF giá thành hợp lí, ổn định, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của các trường mỗi năm. Không chỉ làm bàn ghế MDF cũng có thể dùng làm tủ, làm kệ sách vừa tiện lại mang đến thẩm mỹ cao.
Bài viết này chính là sự tổng hợp những kiến thức cơ bản về gỗ MDF, mong là nó có ích giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ ván ép ở mật độ trung bình này. Qua bài viết Ngọc Châu hi vọng bạn đã tìm hiểu được gỗ MDF là gì và có thể đưa ra được một lựa chọn tốt hơn trong việc thiết kế nội thất của mình nhé.