Tìm hiểu về các dòng Gỗ Công Nghiệp

Trong nhiều lĩnh vực hiện nay đặc biệt là trong thiết kế nội thất, gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ gỗ công nghiệp là gì, ưu điểm của nó ra sao và nó được ứng dụng như thế nào.

Vậy hôm nay các bạn hãy cùng Ngọc Châu tìm hiều qua bài viết này, để có thể hiểu rõ hơn về gỗ công nghiệp để bạn có những lựa chọn đúng đắn về sản phẩm ứng dụng chất liệu này.

I. Gỗ công nghiệp là gì?

Cấu tạo gỗ công nghiệp

Xem thêm=>>" Mẫu thiết kế tủ bếp sử dụng gỗ công nghiệp"

Cùng là chất liệu gỗ nhưng thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được đặt ra để phân biệt với “gỗ tự nhiên”. Gỗ tự nhiên là loại gỗ được con người khai thác trực tiếp trong các khu rừng hay từ các cây lấy gỗ có thân cứng và được trải qua quá trình cắt, đẽo, gọt để trở thành các đồ nội thất.

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp là loại gỗ được con người chế biến sử dụng keo hoặc hóa chất kết dính gỗ vụn vào với nhau tạo thành các tấm gỗ sau đó sản xuất ra các đồ nội thất.

Gỗ công nghiệp sử dụng phần gỗ thừa trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên, vật liệu tái sinh, nguyên liệu tận dụng, nó vừa tiết kiệm chi phí, vừa thân thiện với môi trường và giảm thiểu đáng kể lượng gỗ khai thác mỗi năm.

Tuy nhiên, không phải vì gỗ công nghiệp tận dụng nguồn gỗ thừa mà chất lượng của nó không tốt, gỗ công nghiệp mang những ưu điểm vượt trội mà gỗ tự nhiên không có được.

Gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi không chỉ trong nước mà toàn thế giới với tên gọi quốc tế là Wood - Based Panel. Gỗ công nghiệp được ứng dụng trong nhiều sản phẩm và được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất. Ngày nay, gỗ công nghiệp đang dần thay thế cho gỗ tự nhiên bởi giá thành rẻ hơn, dễ dàng gia công và đa dạng màu sắc.

II. Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

1. Ưu điểm

  • Quá trình gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn so với gỗ tự nhiên, do đó, chi phí nhân công thấp. Quá trình gia công được 1 tấm gỗ công nghiệp cũng ít tốn kém hơn gỗ tự nhiên. Do đó, giá thành của gỗ công nghiệp đa số là rẻ hơn gỗ tự nhiên.
  • Không bị cong vênh, co ngót, hạn chế được sự xâm nhập của mối mọt.
  • So với gỗ tự nhiên, khả năng chịu lực, chịu nhiệt của gỗ công nghiệp là tốt hơn. Ngoài ra, khả năng chịu nước, chống ẩm của một số loại gỗ công nghiệp cũng rất tốt.
  • Độ cứng của gỗ công nghiệp cũng rất đồng đều và ít bị biến dạng.
  • Một số loại gỗ công nghiệp có các lớp phủ bề mặt có khả năng chống trầy xước cao, dễ dàng vệ sinh lau chùi giúp bề mặt đồ nội thất luôn đẹp như mới.
  • Gỗ công nghiệp có thể chế tác được các đồ nội thất có các mảng lớn mà không bị cong vênh hay phải ghép như gỗ tự nhiên.
  • Thời gian thi công của gỗ công nghiệp nhanh hơn khá nhiều so với gỗ tự nhiên. Vì gỗ công nghiệp đã được gia công sẵn thành các tấm, khi thi công thợ chỉ cần cắt, ghép và dán lại là xong, không phải tốn một lượng lớn thời gian để xẻ gỗ hay làm nhẵn bề mặt bằng giấy ráp như gỗ tự tự nhiên.
  • Gỗ công nghiệp có sự đa dạng về màu sắc và hoa văn vượt trội so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có thể thiết kế đồ nội thất phù hợp với nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.
  • Gỗ công nghiệp cũng rất an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.

 

2. Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì gỗ công nghiệp cũng còn tồn tại một số hạn chế nhỏ:

Thứ nhất : Do đặc tính cơ học của gỗ công nghiệp khi sản xuất, nên gỗ công nghiệp khó có thể tạo được những họa tiết đòi hỏi sự dẻo dai như các đường cong trạm trổ, đường soi, họa tiết, hoa văn nhỏ,...

Thứ hai : Một số loại gỗ công nghiệp có code gỗ thông thường thì khả năng chống ẩm không được cao lắm. Nếu để trong môi trường tiếp xúc với nước thường xuyên hoặc có độ ẩm cao thì dễ bị bung các liên kết, ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ nội thất.

Thứ ba : Giá thành của một số loại gỗ công nghiệp còn hơi cao, nhưng so với chất lượng sản phẩm đồ nội thất mà nó mang lại thì giá thành đó là hợp lý.

Cuối cùng : Tuổi thọ của đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp khoảng trên dưới 10 năm, so với gỗ tự nhiên là thấp hơn. Nhưng với sự hiện đại của công nghệ sản xuất đồ nội thất và nhu cầu của các gia đình thì 10 năm là một khoảng thời gian phù hợp.

III. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp hiện nay được sản xuất cả ở trong nước và có cả gỗ nhập khẩu. Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường nhập khẩu gỗ công nghiệp chủ yếu của Việt Nam. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay có thể kể đến một số loại:

1. Gỗ dán (Plywood) hay còn gọi là gỗ ván ép

Gỗ ván ép

Xem thêm=>>" Mẫu thiết kế nội thât chung cư"

- Cấu tạo

  • Gỗ dán có tên tiếng Anh là Plywood hay còn được gọi là gỗ ván ép. Loại gỗ này được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày xấp xỉ khoảng 1mm. Các miếng gỗ mỏng được ép chồng lên nhau theo phương vuông góc và được kết dính với nhau bằng một loại keo chuyên dụng.
  • Sau khi ép được các tấm gỗ nhỏ, thì các tấm này lại tiếp tục được ghép với nhau để tạo thành những khối gỗ lớn như gỗ tự nhiên. Gỗ thông và gỗ bạch dương là 2 loại gỗ phổ biến nhất thường được dùng để làm gỗ dán.

- Tính chất

Gỗ ván ép có đầy đủ các đặc tính của một tấm gỗ công nghiệp bình thường. Khả năng chịu lực cao. Ít bị mối mọt, không bị cong vênh, có ngót hoặc rạn nứt theo thời gian sử dụng.

So với một số loại gỗ công nghiệp khác thì bề mặt gỗ dán không được phẳng và nhẵn cho lắm. Gỗ dán thì có các loại gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, gỗ dán phủ keo.

- Ứng dụng

  • Vì bề mặt gỗ dán không được phẳng và nhẵn cho lắm nên có thể dùng gỗ dán để làm code gỗ cho gỗ công nghiệp phủ Veneer.
  • Gỗ dán cũng có thể được sử dụng để sản xuất các đồ nội thất như tủ, giường, bàn,... nhưng trước tiên phải được được phủ một lớp phủ bề mặt.
  • Với những loại ván gỗ dán có khả năng chịu nước tốt thì thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng như làm copha, khuôn đổ bê tông, gia cố ngoài trời,...

2. Gỗ công nghiệp MDF

Ván ép gỗ công nghiệp MDF

Xem thêm =>>"Mẫu tủ nội thất sử dụng MDF chống ẩm"

- Cấu tạo

  • Gỗ công nghiệp MDF là tên viết tắt của từ Medium Density Fiberboard hay còn được gọi với cái tên khác là gỗ ván sợi mật độ trung bình.
  • Gỗ MDF được chế biến từ một số loại gỗ tự nhiên mềm và gỗ cứng nghiền mịn ra, sau đó được trộn với một số loại keo chuyên dụng và các chất làm cứng rồi được mang đi ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

- Tính chất

  • Gỗ công nghiệp MDF có bề mặt phẳng mịn hơn gỗ dán. Cũng có các tính chất của gỗ công nghiệp là không bị cong vênh, co ngót, chống được mối mọt.
  • Gỗ công nghiệp MDF khá mềm nên việc gia công để làm đồ nội thất rất dễ. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm khiến khả năng chịu lực của loại gỗ này không cao. Có 2 loại gỗ MDF chính: gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm thường có lõi màu xanh lá cây.

- Ứng dụng

  • Gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất cho gia đình, văn phòng. Ngoài ra, còn được dùng để làm code gỗ cho các lớp phủ như MFC, PVC,...

3. Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

- Cấu tạo

  • Gỗ công nghiệp HDF là tên viết tắt của High Density Fiberboard. Gỗ công nghiệp HDF được chế biến từ một số loại gỗ tự nhiên ngắn ngày.
  • Các loại gỗ tự nhiên ngắn ngày sau khi thu hoạch về được làm sạch sau đó đem đi nghiền mịn ra rồi trộn với các chất phụ gia làm tăng độ cứng, chống mối mọt và chất kết dính. Cuối cùng là đem đi ép gia cường ở nhiệt độ rất cao.

- Tính chất

  • Gỗ công nghiệp HDF khi dùng để sản xuất các đồ nội thất có tuổi thọ khá cao, khoảng trên 10 năm. Loại gỗ này thường rất cứng, có khả năng chịu được nước tốt.
  • Khả năng chịu nhiệt của gỗ HDF cũng được đánh giá ở mức cao. Loại gỗ này cũng có khả năng chống sự xâm nhập của mối mọt, theo thời gian sử dụng không bị cong vênh, co ngót.

- Ứng dụng

  • Đối với những đồ nội thất cao cấp thường dùng gỗ HDF để sản xuất. Ngoài ra, với khả năng chịu nước tốt, gỗ HDF còn được dùng để làm sàn nhà, gia công các đồ nội thất đặt ở nơi có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước.

4. Gỗ ván dăm (OKAL)

Cấu tạo gỗ ván dăm

- Cấu tạo

  • Gỗ ván dăm còn có tên gọi khác là gỗ Okal. Quy trình sản xuất ra những tấm gỗ ván dăm cũng khá đơn giản.
  • Gỗ tự nhiên được xay, nghiền thành những mảnh dăm nhỏ. Sau đó trộn với keo và các chất phụ gia rồi đem đi ép là có thể tạo ra được một tấm gỗ ván dăm.

- Tính chất

  • Gỗ ván dăm không bị co ngót khi sử dụng lâu ngày, ít bị mối mọt. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm của gỗ ván dăm không được đánh giá cao, loại có khả năng chống ẩm tốt nhất thường có lõi màu xanh. Khả năng chịu lực của loại gỗ này cũng chỉ ở mức vừa phải. Vì được ghép từ các dăm gỗ nhỏ nên khi gia công các góc cạnh thường rất dễ bị sứt hoặc mẻ.

- Ứng dụng

  • Gỗ ván dăm thường được dùng để làm code gỗ cho các lớp phủ bề mặt như lớp phủ MFC, PVC,... Ngoài ra, ván gỗ dăm cũng được dùng để gia công phần thô của các đồ nội thất, ứng dụng trong lĩnh vực quảng cáo,...

5. Gỗ MFC Melamine

Cấu tạo MFC phủ Melamin

Xem thêm=>>" mẫu tủ bếp MDF phủ melamin An cường"

- Cấu tạo

  • Gỗ MFC Melamine là loại gỗ công nghiệp được cấu tạo với code gỗ là gỗ ván dăm hoặc gỗ MDF rồi phủ lớp Melamine có khả năng chịu nhiệt tốt lên bề mặt.
  • Lớp Melamine có độ cứng cao, làm tăng độ cứng và khả năng chịu lực cho gỗ, họa tiết phong phú, đa dạng nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

- Tính chất

  • Nhờ có lớp phủ Melamine mà loại gỗ này có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, bề mặt cũng có khả năng chống trầy xước cao hơn.

- Ứng dụng

  • Gỗ MFC Melamine được ứng dụng trong việc chế tác các đồ nội thất, đặc biệt là nhóm nội thất văn phòng thường rất ưa loại gỗ này. Tuy nhiên, loại gỗ này cũng có một số hạn chế khi gia công sản phẩm, các góc cạnh thường phải có nẹp nhựa bọc đầu.

6. Gỗ Veneer

Cấu tạo của ván Veneer

- Cấu tạo

  • Gỗ Veneer là một loại gỗ bắt nguồn từ gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay. Gỗ Veneer được bóc thành từng lớp mỏng có tiêu chuẩn từ 0.3 đến 1mm và có độ rộng 130 đến 180mm. Sau đó, các lớp mỏng này được ép lên bề mặt gỗ dán Plywood dày 3mm hoặc có thể sản xuất theo yêu cầu độ dày, mỏng của khách hàng.

- Tính chất

  • Do bản chất của loại gỗ này là gỗ thịt nên phù hợp với nhiều công nghệ hoàn thiện bề mặt. Gỗ Veneer có đặc điểm nổi trội là có độ cứng và độ bền vượt trội nhưng phụ thuộc nhiều vào khâu xử lý Pu bề mặt.

- Ứng dụng

  • Gỗ Veneer mang màu sắc của gỗ tự nhiên nên là vật liệu hoàn thiện vẻ đẹp của các nhiều đồ nội thất trong gia đình bạn. Tuy nhiên, do gỗ Veneer có bề ngoài giống gỗ tự nhiên nên giá thành khá cao so với các loại gỗ công nghiệp khác.

7. Gỗ nhựa Picomat

Mời các bạn xem thêm=>> " ván nhựa picomats là gì"

Cấu tạo gỗ nhựa Picomat

Xem thêm=>>" Tủ bếp nhựa picomat phun sơn"

- Cấu tạo

Khác với gỗ Veneer bắt nguồn từ gỗ tự nhiên, gỗ nhựa là loại gỗ được tạo thành từ bột nhựa PVC và thêm vào một số chất phụ da và keo chuyên dụng. Gỗ nhựa có độ dày tương đối: 5mm, 9mm, 12mm, 18mm được làm cốt gỗ cho lớp phủ Acrylic.

- Ứng dụng

  • Gỗ nhựa với ưu điểm chịu ẩm cực tốt, nhẹ, dễ gia công thành nhiều hình dạng khác nhau nên được nhiều người ưa chuộng ứng dụng trong việc gia công đồ nội thất, văn phòng hay các biển quảng cáo.

8. Gỗ ván ghép tranh

- Cấu tạo

  • Như tên gọi của loại gỗ này, gỗ ván ghép tranh sử dụng những thanh gỗ nhỏ thường là gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ keo hay gỗ quế và sử dụng công nghệ tiên tiến để ghép các thanh gỗ này lại với nhau thành tấm gỗ lớn.

- Tính chất

  • Gỗ ván ghép tranh có màu giống gỗ tự nhiên có các đường vân gỗ mềm mại, sáng bóng với độ dày thông dụng là 12mm và 18mm. Đây là đặc điểm để nhận biết và phân biệt gỗ ván ghép tranh và các loại gỗ khác.

- Ứng dụng

  • Gỗ ván ghép tranh tận dụng những mảnh gỗ nhỏ nên mang tính chất, đặc điểm khá giống với gỗ tự nhiên. Loại gỗ này được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất gia đình và văn phòng với phong cách gần gũi với thiên nhiên nhưng sang trọng và hiện đại.

IV. Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp có màu sắc đa dạng được cấu tạo bởi 2 lớp: lớp gỗ nhân tạo (lớp code gỗ) và lớp phủ gỗ bề mặt. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, gỗ công nghiệp được sản xuất phong phú, đa dạng và có tính thẩm mỹ cao.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, có 4 loại lớp phủ gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến đó là lớp phủ Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic. Các lớp phủ gỗ công nghiệp này có tác dụng bảo vệ bề mặt cho lớp code gỗ, tăng độ bền cũng như tăng độ thẩm mỹ cho các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp.

1. Lớp phủ gỗ Melamine

Cấu tạo gỗ phủ Melamin

Lớp phủ gỗ này có tên viết tắt là MFC - Melamine Face Chipboard, được tạo từ nhựa tổng hợp. Lớp phủ gỗ này có đặc điểm là siêu mỏng, chỉ dày khoảng 0.4 đến 1 zem (1zem = 0.1mm) thường được phủ lên lớp code gỗ ván dăm hoặc ván mịn.

Sau khi hoàn thiện lớp phủ gỗ Melamine thì tấm gỗ công nghiệp có độ dày khoảng 18mm hoặc 25mm. Ưu điểm nổi trội của tấm gỗ công nghiệp được phủ lớp Melamine là có màu sắc đa dạng, tươi mới được sử dụng rất nhiều trong các văn phòng làm việc, nội thất gia đình hoặc trong khách sạn.

Hơn thế nữa, lớp phủ này có khả năng chống cong vênh, mối mọt code gỗ giúp cho các sản phẩm làm từ loại gỗ này có độ bền cao, tính thẩm mỹ duy trì theo thời gian lâu dài. Đặc biệt, code gỗ có lớp phủ Melamine có bề mặt bóng mượt tạo cảm giác dễ chịu, an toàn khi dùng tay chạm trực tiếp lên bề mặt.

2. Lớp phủ gỗ Laminate

Lớp phủ Laminate

Xem thêm=>>" Tủ bếp Laminate đẹp"

Tương tự như lớp phủ gỗ Melamine, lớp phủ gỗ Laminate cũng là lớp nhựa tổng hợp nhưng độ dày của lớp Laminate dày hơn nhiều lần (0.5-1mm). Vì vậy, một cách dễ dàng để phân biệt gỗ công nghiệp phủ lớp Melamine và Laminate là thông qua độ dày mỏng của tấm gỗ.

Ngoài phủ lên code gỗ ván dán và code gỗ ván mịn thì lớp phủ Laminate còn được dán lên gỗ uốn cong theo công nghệ postforming.

Lớp phủ gỗ Laminate giúp tấm gỗ có những đường cong mềm mại, duyên dáng do đó được ứng dụng khá phổ biến trong việc chế tạo các đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ, cầu thang, vách ngăn,...

Code gỗ được phủ lớp Laminate được đánh giá có tính ổn định cao, màu sắc phong phú, đồng đều, đặc biệt là có khả năng chịu lực cao và chịu các tác tác nhân từ môi trường tốt.

Hơn thế nữa lớp phủ gỗ Laminate có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau được nhiều người yêu thích như:

Xem thêm=>> " cấu tạo của Laminate"

  • Laminate vân gỗ, vân đá tạo cảm giác cho con người gần gũi với thiên nhiên, thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, để chân thực hơn, lớp phủ này cũng có thể thết kế có độ nhám, sần sùi như đá hay gỗ tự nhiên. Loại gỗ công nghiệp này được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn,...
  • Laminate màu trơn với hơn 100 màu được đánh bóng, mịn màng khi chạm vào mang tính mới mẻ, hiện đại. Loại gỗ công nghiệp này thường được ứng dụng để làm tấm ốp tường, trần, kệ,...
  • Không phải tự nhiên mà lớp phủ Laminate được nhiều người tin dùng như vậy, bởi lẽ Laminate có độ bóng cao, tính phản chiếu tốt mang tính hiện đại, sang trọng cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, lớp phủ này rất đa dạng màu sắc cho bạn thoải mái lựa chọn.

3. Lớp phủ gỗ Veneer

Veneer là lớp phủ bắt nguồn từ gỗ tự nhiên sau đó được cắt thành nhiều lát nhỏ từ 0.3mm đến 0.6mm. Tuy nhiên, độ rộng của loại gỗ này không quy định mà thường sản xuất trung bình khoảng 180mm, dài 240mm. Lớp phủ này được phủ lên code gỗ rồi được phơi hoặc sấy khô.

Loại code gỗ thường được phủ Veneer là MDF hoặc Okal và được tráng keo lên bề mặt lớp phủ để tăng độ bền cho sản phẩm.

Sau khi có nhiều lát mỏng Veneer thì ta dùng máy thực hiện quá trình ép các tấm này lại với nhau đến khi tạo thành một tấm gỗ công nghiệp phẳng. Quá trình này đòi hỏi phải có máy ép chuyên dụng, có thể ép nóng hoặc ép nguội và dùng máy để tạo bề mặt Veneer cho láng mịn, đồng đều.

Điểm nổi bật vượt trội của lớp phủ này là dễ dàng thi công, dễ cắt nhỏ và ghép lại với nhau. Ngoài ra, chi phí để sản xuất một tấm gỗ công nghiệp phủ lớp Veneer thấp hơn rất nhiều chi phí để có được một tấm gỗ tự nhiên.

Hơn thế nữa, loại gỗ này dễ tạo hình dạng khác nhau với những đường cong tuyệt đẹp tùy vào ý tưởng của người sản xuất và có màu sắc phong phú, đa dạng.

Với những ưu điểm trên, gỗ công nghiệp sử dụng lớp phủ Veneer thường được ứng dụng để trang trí nội thất, phần ván cửa để giúp cho đồ vật được sáng bóng, thu hút ánh nhìn.

4. Lớp phủ gỗ Acrylic

Lớp phủ nhựa Acrylic

Xem thêm=>>" tủ bếp sủ dụng ván Acrylic"

Acrylic là nhựa trong suốt được bắt nguồn từ tinh dầu mỏ và có tên là poly methyl methacrylate, viết tắt là PMMA. Do Acrylic có dạng trong suốt nên nhiều người gọi nó là Acrylic Glass (kính thủy tinh). Bên cạnh đó, Acrylic ngày càng cải tiến với nhiều màu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.

Acrylic là một loại vật liệu có bề mặt phẳng mịn, có độ sáng bóng, tinh tế và hiện đại. Riêng tại Việt Nam, mọi người thường gọi phổ biến với tên là Mica.

Gỗ công nghiệp được phủ Acrylic có trọng lượng nhỏ hơn so với các loại gỗ khác nên dễ dàng trong việc vận chuyển. Ngoài ra, lớp phủ gỗ này dễ gia công thành nhiều hình thù khác nhau và có độ bền tương đối tốt, chống được các tác nhân vật lý.

Xem thêm=>> "Acrylic là gì"

Với những ưu điểm về độ bền, màu sắc, Acrylic được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế nội thất trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng như kệ đặt tivi, tủ bếp hay tủ quần áo,..

Gỗ công nghiệp ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong ngành công nghiệp của nhân loại. Gỗ công nghiệp mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với gỗ tự nhiên, có thể ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Gỗ công nghiệp còn là khái niệm gì đó rất mới mẻ với nhiều người tiêu dùng, cũng khiến người tiêu dùng băn khoăn nhiều khi có ý định sử dụng các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp.

Qua bài viết này, Ngọc Châu đã giúp các bạn hiểu biết thêm về gỗ công nghiệp và có cái nhìn tổng quát về loại gỗ này. Hi vọng, bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn thật nhiều khi có ý định lựa chọn các sản phẩm chế tác từ gỗ công nghiệp. Còn vấn đề băn khoăn hay thắc mắc các bạn có thể liên hệ qua số Hotline: 0979091655 -0965384354 để được tư vấn thêm.

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

G

0979091655