Gỗ công nghiệp HDF là gì?

Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngày càng có nhiều người chọn cho mình một không gian sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Theo đó, đồ nội thất gia đình làm từ gỗ ngày càng lên ngôi. Song, nhu cầu của con người thì nhiều nhưng gỗ tự nhiên thì lại có hạn, khai thác mãi cũng hết. Để giảm thiểu việc khai thác gỗ tự nhiên và phục vụ nhu cầu sử dụng đồ nội thất ngày càng lớn của người tiêu dùng thì gỗ công nghiệp đã ra đời. Gỗ công nghiệp với đặc tính dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho không gian ngôi nhà của bạn. Vì thế mà gỗ công nghiệp đã được ra đời để thỏa mãn những nhu cầu của con người, và gỗ HDF là một số đó. Vậy gỗ HDF là gì, đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này ra sao? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết này.

I. HDF là gì?

HDF là tên viết tắt của Height Density Fiberbroard, được biết đến là một loại gỗ công nghiệp. Gỗ HDF hay còn gọi là ván gỗ HDF có khả năng chống chịu lực cao cùng với đó là khả năng chống mối mọt nên rất được ưa chuộng sử dụng để thiết kế đồ nội thất. Gỗ HDF là sự kết hợp của gỗ tự nhiên và một số chất phụ gia có tác dụng tăng độ cứng, chống mối mọt,... Gỗ tự nhiên trải qua quá trình xử lý ở nhiệt độ cao được nghiền thành bột siêu mịn kết hợp với các chất phụ gia rồi nén lại tạo thành những tấm gỗ HDF.

Khả năng chống ẩm và chịu nước của gỗ HDF cao hơn nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác nên thường được dùng ở những nơi có độ ẩm cao như sàn, tủ đồ nhà vệ sinh, hoặc tủ bếp,...

II. Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ HDF

1. Cấu tạo của gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF có cấu tạo từ 80% - 85% là gỗ tự nhiên. Loại gỗ thường được chọn là các loại cây rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, gỗ thông,... Gỗ tự nhiên này sau khi khai thác sẽ được nghiền thành dạng bột mịn hoặc thành các sợi nhỏ.

Phần còn lại của gỗ HDF là các chất phụ gia như Parafin, chất có tác dụng tăng độ cứng và các loại keo kết dính (loại keo thường được sử dụng phổ biến là keo UF).

Để tăng thêm tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt của những tấm gỗ HDF thô thì nhà sản xuất thường phủ lên bề mặt bên ngoài một lớp phủ. Tùy theo mục đích sử dụng, lớp phủ này có thể là lớp phủ melamine, laminate, acrylic hoặc lớp phủ veneer,...

Cấu tạo của tấm HDF

2. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF

Quy trình sản xuất gỗ HDF thông thường trải qua 5 bước như sau:

- Bước 1: Gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch về được đưa vào quá trình sơ chế nhằm loại bỏ đi lớp vỏ và bụi bẩn.

- Bước 2: Sau khi sơ chế xong, gỗ được mang đi luộc rồi sấy khô để loại bỏ hết hoàn toàn nước và nhựa ở nhiệt độ cao khoảng từ 1000 - 2000 độ C.

- Bước 3: Ở bước này, gỗ nguyên khối sau khi sấy khô sẽ được nghiền thành bột ở dạng siêu mịn. Tiếp đó là đem đi trộn cùng keo dính và các chất phụ gia để chống mối mọt và tăng độ cứng.

- Bước 4: Bột gỗ sau khi trộn xong sẽ được mang đi ép ở áp suất cao từ 850 - 870 kg/cm2 rồi tiến hành định hình thành các tấm. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi tấm gỗ HDF sẽ có độ dày từ 6 - 24mm. Kích thước tiêu chuẩn của 1 tấm HDF là 1220x2440mm nhưng cũng có thể cắt theo kích thước người đặt hàng yêu cầu.

- Bước 5: Cuối cùng, sau khi các tấm HDF ra lò sẽ được xử lý bề mặt bằng việc phủ một lớp phủ bề mặt có thể là melaminelaminate, acrylic tùy theo mục đích của nhà sản xuất.

Bề mặt được phủ nên ván gỗ HDF

Xem thêm =>> " Tấm nhựa Acrylic"

Quá trình sản xuất thì có vẻ không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi phải sử dụng những máy móc và công nghệ tiên tiến hiện đại, do đó, gỗ công nghiệp HDF được đánh giá là có giá thành khá cao sao với mặt bằng chung của các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay.

III. Phân loại

Gỗ HDF trên thị trường rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia thành 2 loại chính: gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ black HDF siêu chống ẩm.

- Gỗ HDF siêu chống ẩm: HDF siêu chống ẩm không khác nhiều so với những loại gỗ HDF khác. Nhưng, loại gỗ này có khả năng chống ẩm, chịu nước tốt kể cả trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nước.

Gỗ HDF siêu chống ẩm thường được dùng để sản xuất cửa thông phòng. Bên trong ngoài các chất phụ gia và keo thì còn có bông thủy tinh hoặc giấy Honeycomb có tác dụng cách âm.

- Gỗ black HDF siêu chống ẩm: Điểm khác biệt giữa HDF siêu chống ẩm và black HDF siêu chống ẩm là gỗ black HDF khi sản xuất được nén với một lực lớn hơn. Vì thế mà black HDF tạo được độ chắc chắn cho các đồ nội thất mà không cần phải dán nẹp cạnh. Còn màu đen thì chỉ có tác dụng để phân biệt 2 loại gỗ với nhau.

IV. Có nên sử dụng gỗ HDF trong nội thất?

Mặc dù gỗ công nghiệp HDF được sản xuất theo một quy trình máy móc hiện đại nhằm tăng cường thêm một vài tính chất mà gỗ tự nhiên không có, song loại gỗ công nghiệp này vẫn có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Tủ bếp sử dụng ván HDF phủ melamin

Ưu điểm

  • Gỗ HDF được sản xuất từ những cây gỗ rừng tự nhiên ngắn ngày nên cũng góp phần vào việc trồng và bảo vệ rừng tự nhiên.
  • Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp HDF ít bị cong vênh và nứt nẻ hơn nhờ việc được sấy khô và trộn với các hóa chất rồi nén ép lại ở nhiệt độ cao.
  • Các phụ gia trộn thêm vào bột gỗ có chất giúp cho gỗ chống lại mối mọt, giúp tăng độ cứng cho gỗ, do đó, gỗ HDF có khả năng chịu lực và chống mối mọt cao hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chống ẩm, chống thấm nước của gỗ công nghiệp HDF cũng rất cao do đó gỗ HDF có thể sử dụng làm các đồ nội thất ở nơi có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc nhiều với nước.
  • Bên cạnh đó, gỗ HDF còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Vì vậy, đối với những đồ nội thất ở phòng ngủ, phòng khách, phòng họp,... thì loại gỗ này thường được xem là sự lựa chọn ưu tiên.
  • Các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp HDF có độ rắn chắc rất cao, đó là nhờ vào khả năng bám ốc vít tốt của gỗ, tạo nhiều thuận lợi trong quá trình gia công, chế tạo.
  • Ngoài ra, do có bề mặt nhẵn mịn nên việc phủ sơn hoặc dán các chất liệu bề mặt lên đồ nội thất làm từ gỗ HDF cũng rất dễ dàng.

Nhược điểm

  • Gỗ HDF được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, có khả năng chống chịu lực và nước tốt hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, nên giá thành của chúng trên thị trường cũng thuộc phân khúc khá cao.
  • Với người tiêu dùng thông thường thì bề mặt của gỗ HDF và gỗ MDF khá giống nhau nên có thể dẫn đến nhầm lẫn giữa 2 loại.
  • Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp cao cấp, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên và cả những loại gỗ công nghiệp khác. Vì vậy, loại gỗ này thường được lựa chọn nhiều để sản xuất các đồ nội thất trong gia đình như tủ quần áo, tủ bếp, vách ngăn,... hay thậm chí là cả sàn nhà.

Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn loại gỗ HDF thì bạn cũng cần cân nhắc đến yếu tố giá cả, để đảm bảo đó sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn.

V. Cách bảo quản gỗ HDF

Khả năng chống ẩm và khả năng chịu nước của gỗ HDF là cao nhưng cũng không phải là tuyệt đối 100%. Do đó, để các đồ nội thất được làm từ gỗ HDF có tuổi thọ cao thì khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý đến việc bảo quản gỗ.

  • Trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế để các đồ nội thất làm từ gỗ HDF tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Nếu đồ phải để ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước thì bạn có thể đặt túi ẩm ở bên trong để nhằm làm giảm độ ẩm.
  • Khi bề mặt đồ bị bụi bẩn, bạn nên dùng khăn mềm để lau thay vì dùng khăn ướt.

VI. Ứng dụng của gỗ HDF trong nội thất

1. Tủ bếp

Tủ bếp là món đồ nội thất được đặt ở nơi có độ ẩm không khí cao và hay tiếp xúc với nước, do đó, tủ bếp bằng chất liệu gỗ HDF sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn. Ngoài khả năng chịu lực tốt, tủ bếp làm từ gỗ HDF còn có khả năng cách nhiệt tốt, khả năng chịu nước tốt.

Xem thêm=>> "+100 Mẫu tủ bếp Melamin đẹp và giá thành tủ bếp Melamin"

Tủ bếp sử dụng ván gỗ HDF

Đây có thể nói là một sự lựa chọn không thể tốt hơn trong căn bếp của bạn. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là giá của tủ bếp làm từ gỗ HDF khá cao, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

2. Tủ quần áo

Ngoài tủ bếp, thì tủ quần áo làm từ gỗ HDF cũng là một sự lựa chọn hợp lý cho nội thất gia đình. Hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn tủ quần áo làm bằng gỗ công nghiệp HDF thay vì gỗ tự nhiên như trước kia.

Tủ quần áo ván HDF phủ melamin

Xem thêm =>> " mẫu tủ quần áo cánh kính "

Tùy vào sở thích và phong thủy của gia chủ mà các kiến trúc sư sẽ tư vấn cho bạn chọn những loại tủ được làm từ gỗ HDF có chất liệu phủ bề mặt khác nhau. Có thể là melamine, laminate hoặc acrylic,...

3. Cửa thông phòng

Khi lựa chọn vật liệu làm cửa nhà dù là cửa chính hay cửa thông phòng thì các gia đình thường lựa chọn những loại gỗ tự nhiên có độ bền cao. Song, chi phí bỏ ra là nhiều kèm theo đó là rủi ro bị mối mọt, cong vênh cũng lớn nên việc lựa chọn gỗ công nghiệp sẽ là một giải pháp cho gia đình bạn.

Cửa thông phòng làm từ gỗ HDF có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, không bị cong vênh, mối mọt, trọng lượng không lớn như cửa gỗ tự nhiên, lại còn dễ dàng lắp đặt. Do đó, cửa thông phòng làm từ gỗ HDF được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

4. Sàn gỗ

Bề mặn khá mịn cùng với khả năng ít bị cong vênh, co ngót, có thể chế tác được những mảng lớn thì gỗ HDF còn được dùng để làm sàn gỗ. Sàn gỗ HDF hiện nay trên thị trường thường có cấu tạo từ 2 phần. Phần lõi là gỗ công nghiệp HDF còn phần bề mặt thì được phủ một lớp gỗ tự nhiên. Điều này giúp cho sàn nhà vừa đảm bảo được sự an toàn, chống thấm, chịu lực tốt, không bị co ngót mà còn rất có thẩm mỹ.

Gỗ công nghiệp HDF vẫn còn là một loại vật liệu chưa quá phổ biến với nhiều người tiêu dùng, do đó, vẫn còn nhiều thắc mắc về gỗ HDF. Bài viết này là một vài thông tin để giải đáp cho các câu hỏi gỗ HDF là gì, đặc điểm và những ứng dụng của loại gỗ này. Hi vọng, với những chia sẻ này, sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về gỗ HDF để có thể lựa chọn được những vật liệu tốt nhất cho nội thất trong gia đình mình. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm có thể liên hệ số Hotline : 0979091655 - 0965384354.

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

G

0979091655