Gỗ MFC là gì, có mấy loại gỗ MFC hiện nay?

Để giảm thiểu việc khai thác gỗ tự nhiên và phục vụ nhu cầu sử dụng đồ nội thất ngày càng lớn của người tiêu dùng thì gỗ công nghiệp đã ra đời. Gỗ công nghiệp với đặc tính dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho không gian ngôi nhà của bạn. Trong đó  Gỗ MFC là một trong số những lựa chọn đó. Vậy gỗ MFC là gì, cấu tạo và ứng dụng của nó ra sao, hãy cùng Ngọc Châu tìm hiểu kĩ hơn về gỗ MFC qua bài viết dưới đây nhé.

I. Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC có tên khoa học đầy đủ là Melamine Faced Chipboard, còn tên gọi thường gọi của nó chính là gỗ ván dăm (Particle Board) hay gỗ ván ép được phủ nhựa Melamine. Nguyên liệu chính để tạo nên gỗ công nghiệp MFC chính là các loại cây như keo, bạch đàn, cao su... Sau khi khai thác, những cây này sẽ được đưa về nhà máy sản xuất trên dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. 

Ván gỗ MFC

Loại gỗ công nghiệp này có thể sản xuất cũng như gia công nhanh, giúp hoàn thành các công trình trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khả năng chống nước cũng ở mức tương đối nên chỉ phát huy hiệu quả tối đa ở những nơi có độ ẩm thấp.

II. Phân loại gỗ MFC

Trên thị trường hiện nay gỗ MFC rất đa dạng về kích thước, màu sắc lẫn đặc điểm của lõi ép nhưng xét về khả năng chống ẩm thì nó được chia làm 2 loại chính: gỗ MFC tiêu chuẩn (thường) và gỗ MFC chống ẩm. 

MFC tiêu chuẩn: Đây là loại gỗ có khả năng chống ẩm tương đối kém và phần lõi sẽ nhẹ hơn gỗ chống ẩm. Loại này thường được sử dụng để làm bàn ghế, tủ quần áo trong gia đình hoặc bàn ghế, tủ đựng ở công ty hay trường học. Cũng bởi khả năng chống ẩm của nó có hạn nên bạn hãy chú ý chỉ sử dụng loại này ở những nơi có độ ẩm thấp để tránh bị bong tróc, hư hỏng. Tuy có hạn về đặc tính nhưng gỗ MFC tiêu chuẩn vẫn rất phong phú về màu sắc vân gỗ, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho không gian của bạn.

Gỗ MFC được chia làm 2 loại chính

- MFC chống ẩm: Đây là loại gỗ có phần lõi chắc và dày hơn bởi có thêm các hạt chống ẩm nhiều màu khác hẳn với gỗ thường. Nhờ đặc tính chống ẩm tốt mà bạn có thể sử dụng loại gỗ này cho phòng bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh những nơi có độ ẩm tương đối cao.

Hai loại gỗ MFC này có thể phân biệt dễ dàng nhờ vào trọng lượng bởi gỗ chống ẩm sẽ nặng hơn loại tiêu chuẩn từ 40-60kg/m3. Thậm chí khi cầm trực tiếp bạn cũng có thể dễ dàng nhận định được từng loại dựa vào cảm nhận bởi gỗ chống ẩm bao giờ cầm cũng nặng tay hơn.

III. Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MFC

 Cấu tạo Gỗ MFC thường có cấu tạo 2 phần: phần lõi ép và lớp phủ melamine

Phần lõi ép (Particle Board) hay còn gọi là ván dăm: Là phần nghiền nhỏ của những loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn,... được trộn với keo chuyên dụng và ép cứng tạo hình. Lõi ép này được nghiền từ gỗ thật trải qua nhiều khâu xử lý và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt mới tạo nên được một ván ép thành phẩm. Phần lõi ép này có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc tốt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

- Lớp phủ Melamine: Lớp phủ này thực ra là tổng hợp 3 lớp in hoa văn vân gỗ. Lớp melamine bên ngoài do là giấy in nên vô cùng phong phú về màu sắc cũng như hình dạng được in trên mặt giấy.. 

Xem thêm=>> "Các loại ván gỗ phủ melamin"

Cấu tạo của ván gỗ MFC phủ melamin

Tuy nhiên mặt gỗ không chỉ có lớp phủ melamine mà hiện nay trên thị trường cũng đang rất thịnh hành ép giấy in vân gỗ, nhựa PVC hay veneer. Các lớp phủ này được in rất đẹp và tạo cảm giác giống với nhiều loại cây tự nhiên như sồi, trắc, tràm, lim, dổi,…

Được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nên bảng màu của gỗ MFC vô cùng phòng phú và đa dạng (có tới hơn 80 màu) phù hợp với nhiều không gian nhà ở hiện đại, giúp công việc lựa chọn của bạn trở nên thuận tiện hơn.

IV. Ưu nhược điểm của gỗ MFC

Chúng ta hãy cùng Ngọc Châu tìm hiểu thêm các ưu điểm và nhược điểm của ván gỗ MFC ra sao

Đầu Tiên : Hãy xem các ưu điểm của ván gỗ MFC

  • Gỗ MFC được sản xuất chủ yếu từ những loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và tái tạo trong thời gian ngắn góp phần rất lớn trong việc bảo vệ rừng.
  • Ván gỗ được xử lý qua quy trình rất nghiêm ngặt nên có chất lượng cao và có thời gian sử dụng lâu dài không kém gì gỗ tự nhiên.
  • Mặt gỗ có lớp phủ melamine bền, chống xước, chống nước nên vẫn luôn giữ được vẻ đẹp qua thời gian.
  • Vì chỉ làm từ ván gỗ có lớp phủ melamine nên mua loại gỗ này sẽ kinh tế hơn nhiều so với những loại gỗ khác nhất là so với gỗ đẹp lâu năm. Ván gỗ công nghiệp này có giá thành sản xuất tương đối thấp nên sẽ kinh tế hơn nhiều so với những loại gỗ khác nhất là gỗ tự nhiên
  • Gỗ MFC có lớp phủ đã được kiểm chứng về khả năng cách âm và cách nhiệt. Thêm vào đó nhờ bề mặt có lớp phủ melamine trơn bóng nên rất dễ lau chùi, dọn dẹp.
  • Lõi ván ép giữ ốc vít tốt, bền và rất chắc. Hơn nữa loại gỗ này có thể gia công nhanh phù hợp cho những công trình cần hoàn thiện trong thời gian ngắn.

Thứ hai: Gỗ MFC cũng có rất nhiều Nhược điểm

  • Ván gỗ này có lớp phủ chống ẩm nhưng cốt gỗ bên trong kị nước. Một khi bị thấm nước bề mặt ván gỗ dễ bị phồng và lõi sẽ bị bung.
  • Tuy thuận lợi trong việc mua và lắp đặt, nhưng nếu không có cách bảo quản và sử dụng hợp lý thì tuổi thọ của loại gỗ này sẽ không được cao.
  • Ván gỗ công nghiệp này bị hạn chế về độ dày, vì là ván ép nên khả năng mài mòn của gỗ cũng không được tốt.

Như chúng ta thấy gỗ MFC có rất nhiều những ưu điểm chính vì vậy nó có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phù hợp với nhiều địa điểm từ trường học, công ty cho đến khách sạn hay gia đình.

V. Ứng dụng của MFC trong thiết kế nội thất

- Qua tìm hiểu cấu tạo và ưu nhược điểm của ván gỗ MFC ta có thế ứng dụng Gỗ MFC vào rất nhiều các công trình nội thất dân dụng như làm nội thất ván phòng, trường học, nội thất gia đình và các showroom

Trước tiên : Nói đến Nội thất văn phòng

Đối với nội thất ở văn phòng thì gỗ MFC thường được sử dụng để làm bàn ghế hoặc tủ đựng hồ sơ. Bởi loại gỗ này rất dễ gia công, lắp đặt phù hợp với yêu cầu đa dạng về bàn ghế, góc làm việc hay nghỉ ngơi của nhân viên. Thêm vào đó ở những không gian như văn phòng gỗ MFC được bảo quản tốt nên có tuổi thọ cao hơn. Sử dụng loại gỗ công nghiệp này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang tới một không gian làm việc hiện đại, đẹp mắt và vô cùng thoải mái cho nhân viên.

Thứ hai : Nội thất của hàng và Showroom

Showroom là nơi thường xuyên tổ chức những buổi triển lãm hay giới thiệu sản phẩm, chính vì vậy gỗ MFC luôn là lựa chọn tối ưu nhất cho không gian này. 

Gỗ MFC thường được dùng để làm bàn ghế, kệ, tủ trưng bày và đặc biết có thể thoải mái thay đổi, gia công theo nhiều phong cách tùy thuộc vào các sự kiện khác nhau.

Thứ ba. Nội thất gia đình

Những vật dụng quen thuộc trong gia đình như bàn, ghế ăn cơm, giá sách, hay tủ đựng quần áo bằng chất liệu MFC cũng đã được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Tủ bếp làm từ loại gỗ này cũng sẽ giúp gia chủ không phải bận tâm nhiều về mối mọt hay khó lau chùi, vệ sinh bên ngoài. 

Ứng dụng trong thi công nội thất

Xem thêm=>> các mẫu tủ bếp sử dụng gỗ phủ melamin

Chất liệu gỗ này cũng rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

4. Trường học

Trong trường học gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi để làm bàn ghế, tủ đựng tài liệu…. bởi việc gia công nhanh giúp đáp ứng được số lượng bàn ghế lớn phục vụ cho công việc giảng dạy cũng như học tập của học sinh. Thêm vào đó dùng gỗ MFC cũng giúp nhà trường có thể tiết kiệm được chi phí khá hơn so với việc dùng gỗ tự nhiên.

Trên đây Ngọc Châu  vừa chia sẻ một số thông tin xoay quanh câu hỏi gỗ MFC là gì, cấu tạo và ứng dụng của gỗ MFC trên thị trường hiện nay như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức liên quan đến vật liệu nội thất để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình nhé.

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

G

0979091655