Khám Phá 12 Phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay

Hôm nay các bạn hãy cùng Ngọc Châu khám 12 phong cách thiết kế nội thất đang được ưa chuộng nhất hiện nay, từ đó có thể giúp bạn lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp nhất với căn hộ của mình 

1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại đang là một trong những phong cách được ưa chuộng nhất hiện nay bởi thiết kế đẹp mắt, tinh tế và đặc biệt là phù hợp cho rất nhiều không gian với những diện tích khác nhau. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại sẽ đặc biệt phù hợp với những gia chủ có tính cách trẻ trung, có cá tính và năng động.

Phòng khách sử dụng mẫu sofa vuông vắn

Xem thêm =>>" Mẫu thiết kế nội thất hiện đại"

Nội thất thiết kế theo phong cách hiện đại với đặc trưng là sự thoáng mát, đơn giản, hiện đại và không quá cầu kỳ về họa tiết. Nội thất thường tập trung chủ yếu vào công năng sử dụng, do đó chúng thường có thiết kế đơn giản, gọn gàng, vuông vắn.

Đồ nội thất thường được thiết kế từ các chất liệu hiện đại như gỗ, kim loại hoặc kính, giúp cho không gian của căn phòng trẻ trung và mạnh mẽ. Ngoài ra, các đồ nội thất thường có một lớp mạ bề mặt để tạo nên sự sang trọng.

Đặc chưng phong cách hiện đại là sử dụng Gỗ Melamin

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại lấy gam màu trung tính như màu trắng, màu be, màu nâu, màu đen... làm chủ đạo. Các gam màu trung tính này sẽ làm tôn lên những đường nét, góc cạnh của các đồ nội thất. Sự kết hợp giữa những gam màu trung tính với các màu nâu của gỗ, đá sẽ tạo nên những điểm nhấn thu hút, sự táo bạo cho không gian của căn phòng.

Ánh sáng là yếu tố rất được chú trọng trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Các đồ nội thất thường được sắp xếp để tạo ra nhiều khoảng trống nhất có thể cho căn phòng. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng làm cho căn phòng luôn tràn ngập ánh sáng mang tới sự trong lành, thư giãn vô cùng sảng khoái.

2. Phong cách thiết kế cổ điển

Phong cách thiết kế cổ điển bắt nguồn vào khoảng thế kỷ 17 ở Pháp. Trong vòng chưa đầy 2 thế kỷ sau đó, phong cách này đã được lan rộng khắp châu Âu và trở thành một trong những phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất.

Phong cách cổ điển chính là sự cầu kỳ , tỉ mỉ của các họa tiết.

Khác biệt với sự đơn giản, sang trọng trong phong cách hiện đại, đặc trưng của phong cách cổ điển chính là sự cầu kỳ, tỉ mỉ, phức tạp của các họa tiết. Nội thất theo phong cách cổ điển thường có nhiều họa tiết, hoa văn với những đường nét uốn, đường cong mềm mại.

Không gian nội thất thiết kế theo phong cách cổ điển phải làm nổi bật được lên sự quý tộc, tráng lệ. Các đồ nội thất như sofa bọc nệm, đàn dương cầm, lò sưởi, ... là những chi tiết không thể bỏ qua khi lựa chọn phong cách thiết kế cổ điển.

Đồ nội thất được thiết kế từ chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp với thảm trải sàn, đèn chùm, tranh treo tường, ... sẽ làm cho vẻ đẹp quý tộc, sang trọng của không gian thiết kế tăng lên gấp nhiều lần.

Màu sắc đặc trưng của phong cách thiết kế cổ điển là các tone màu trầm ấm như màu nâu, màu be, màu xanh rêu, ... kết hợp cùng với những tone màu quý phái như đỏ, vàng đồng, vàng kem, ...

Không gian và ánh sáng là những yếu tố rất quan trọng trong phong cách này, vì vậy phong cách cổ điển sẽ phù hợp hơn với những không gian rộng lớn.

3. Phong cách thiết kế tân cổ điển

Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển được xem là đứa con lai của phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Tên gọi của nó đã thể hiện được đặc trưng cơ bản của phong cách này chính là sự cách tân từ phong cách cổ điển kết hợp với hơi hướng hiện đại.

Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư tân cổ điển

Hơi hướng của phong cách cổ điển được thể hiện ở những chi tiết trang trí cầu kì, tỉ mỉ nhưng lại không rườm rà mà ngược lại các đồ nội thất còn có phần thể hiện sự hiện đại, không bị trầm lắng quá nhiều.

Thiết kế nội thất có phần đơn giản hơn phong cách cổ điển, phong cách tân cổ điển tạo nên đặc trưng riêng của mình bởi những mặt phẳng trên tường, trên trần, sự phân chia không gian được thể hiện bởi các chi tiết phào, chỉ.

Phong cách tân cổ điển là nhũng chi tiết cầu kì, tỉ mỉ nhưng không rườm rà

Các ô trong từng không gian được ngăn chia với nhau theo một tỷ lệ được gọi là “tỷ lệ vàng” nhằm tạo nên sự hài hòa thu hút cho tổng thể, thể hiện được sự quý tộc nhưng tinh tế, không phô trương.

Để làm nổi bật lên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần hiện đại, phong cách thiết kế tân cổ điển thường rất ưa chuộng các gam màu như màu đen, màu xám, màu rêu, màu đỏ booc-đô. Ngoài ra, những gam màu như đỏ đồng, vàng đất, vàng kem vẫn được sử dụng nhưng không quá nhiều.

4. Phong cách tối giản

Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XX, phong cách thiết kế nội thất tối giản bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Nhưng phải đến khoảng 20 năm sau đó, nhờ kiến trúc sư người Đức có tên là Van-Der Rohe thì phong cách này mới thực sự phát triển và được nhiều người biết đến.

Đặc điểm phong cách tối giản

Tên gọi của phong cách này đã nói lên đặc điểm chính và quan trọng nhất của nó, chính là hướng tới sự tối giản từ số lượng đồ nội thất tới cách trang trí, sắp xếp.

Các đồ nội thất được sử dụng trong phong cách tối giản có kiểu dáng cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ, gần như không có một chi tiết dư thừa nào. Không họa tiết trang trí, màu sắc thì đơn giản nhưng cũng không hề tạo cảm giác nhàn chán khi nhìn vào. Số lượng đồ nội thất không quá nhiều mà chú trọng tập trung vào những món đồ nội thất đa năng.

Trong phong cách tối giản ánh sáng rất quan trọng

Gam màu đặc trưng và được ưa chuộng của phong các tối giản là những gam màu đơn sắc và không quá sặc sỡ. Trắng và đen là hai gam màu chủ đạo được ưa chuộng nhiều nhất. Vừa đơn giản, nhưng cũng không kém phần tinh tế, cá tính và hiện đại.

5. Phong cách Scandinavian

Đảm bảo được sự cân bằng giữa 2 yếu tố chức năng và thẩm mỹ chính là cốt lõi tạo nên phong cách thiết kế Scandinavian.

Thiết kế đồ nội thất theo phong cách này chú trọng tập trung vào 3 yếu tố chính là công năng của đồ nội thất, sự đơn giản, và vẻ đẹp. Mặc dù các thiết kế hướng nhiều tới sự đơn giản nhưng các đường nét vẫn đảm bảo được sự sang trọng, ấm áp, gần gũi.

Các đồ nội thất dùng trong phong cách Scandinavian thường được thiết kế chủ yếu từ chất liệu gỗ, ít dùng đến kim loại và các chất liệu hiện đại. Một điểm khá thú vị khác ở phong cách này là gần như tất cả các đồ nội thất đều có chân.

Nguồn gốc của phong cách Scandinavian là bắt nguồn từ Bắc Âu, do đó màu sắc đặc trưng của phong cách này chính là các gam màu sáng, tiêu biểu là màu trắng. Tuy nhiên, khi được đưa vào sử dụng phổ biến hơn thì gam màu trắng đã được tiết chế lại và kết hợp cùng với màu nâu của sàn gỗ hoặc màu tường palette.

Điểm nhấn quan trọng của phong cách Scandinavian chính là ánh sáng để làm nổi bật các đồ nội thất. Người Bắc Âu luôn tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để sưởi ấm trong mùa đông buốt giá nên những chiếc cửa sổ lớn để hút ánh sáng tự nhiên là điểm quan trọng, không bao giờ thay đổi ở phong cách Scandinavian.

Ngoài ra, đèn và thảm trải sàn là hai chi tiết rất được quan tâm và chú ý của phong cách này. Mặc dù là những chi tiết nhỏ, tưởng chừng như không quan trọng, nhưng chúng lại đóng một vai trò không thể thay thế trong việc thể hiện lên nét đẹp đặc trưng của phong cách Scandinavian.

6. Phong cách Đông Dương (Indochine)

Những năm tháng Pháp thuộc đã mang lại cho lịch sử của nước ta những trang sử đau thương, đẫm máu. Nhưng ở một khía cạnh khác về văn hóa, thì các kiến trúc sư người Pháp cũng đã để lại cho chúng ta nhiều công trình tiêu biểu và cùng với đó là một phong cách thiết kế được kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Tây và truyền thống của phương Đông. Đó chính là phong cách Đông Dương.

Phong cách Đông Dương (Indochine) hướng đến sự tinh tế và đơn giản

Những thiết kế theo phong cách Đông Dương thường có một sự tinh tế, đơn giản nhất định nhưng cũng không làm mất đi sự gần gũi. Phong cách Đông Dương mang một nét đẹp rất riêng biệt mà không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ phong cách thiết kế nào.

Đồ nội thất theo phong cách Đông Dương thường được thiết kế từ các chất liệu đơn giản, sẵn có, gần gũi với cuộc sống của người dân nước ta thời bấy giờ, có thể kể đến như gạch nung, mây, tre đan, gỗ, ... kết hợp với họa tiết chân tiện.

Cho đến bây giờ, chất liệu để thiết kế các đồ nội thất theo phong cách Đông Dương cũng không thay đổi là bao để giữ lại những nét văn hóa xưa, mang đến sự bình yên trong căn nhà khác biệt với thế giới ồn ào, tấp nập.

Phong cách Đông Dương thường sử dụng các họa tiết kỷ hà và tĩnh vật để trang trí. Ngoài ra, những tấm bình phong có tác dụng ngăn cách các không gian với nhau, tạo nên nét gì đó vừa riêng tư và rất truyền thống.

Màu sắc đặc trưng của phong cách này là gam màu trung tính như màu nâu, trắng hay vàng nhạt. Đôi khi màu đỏ của gạch nung cũng được giữ nguyên để tạo nên nét trang nghiêm.

7. Phong cách Retro

Phong cách Retro là phong cách thiết kế nội thất thịnh hành bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 1950 -1970. Phong cách này đã thổi làn gió mới vào Việt Nam, mang những nét đặc biệt, mới lạ cho các căn nhà.

Phong cách Retro vừa thể hiện những giá trị hoài cổ, cổ điển, bình yên vừa thể hiện được nét quyến rũ, sang trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Phong cách này về cơ bản mang bản chất của cổ điển nhưng không mất đi tính hiện đại.

Điểm nổi bật trong phong cách này là những món đồ nội thất đẹp mắt, tinh tế mang dấu ấn về thời gian, hơi hướng của thời đại như ghế sofa chất liệu nhung, chiếc đèn chùm pha lê hay sàn gỗ đã ngả màu... những món đồ được cách tân nhưng vẫn giữ được những nét chính từ thiết kế cổ điển.

Phong cách thiết kế Retro là sự kết hợp của các đồ nội thất nhỏ nhưng liên tiếp

Những căn nhà theo phong cách Retro thường được chia nhỏ thành các phòng liên tiếp nhau với cách bố trí nhiều vật dụng nhỏ, chi tiết. Phong cách kết hợp nét cổ điển và hiện đại bằng các bức tranh decor theo trường phái hội họa ấn tượng, trừu tượng, hình học hay mang đến cảm giác hoang dã tạo nên sự phóng khoáng, mới mẻ, hiện đại cho ngôi nhà.

Về màu sắc thì phong cách Retro sử dụng màu sắc chủ đạo là màu trắng hay màu sữa và màu sắc nội thất là những gam màu pastel, hoặc có thể sử dụng các cặp màu đối lập tạo lên không gian rực rỡ về màu sắc.

Ánh sáng tự nhiên cũng là một yếu tố quan trọng được vận dụng tối đa, kiến trúc thiên về cửa sổ vòm rộng hoặc cửa sổ cánh chứ không phải cửa sổ rộng với mảng kính lớn.

8. Phong cách Vintage

Cũng giống như phong cách Retro, phong cách thiết kế nội thất Vintage là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Tuy nhiên, hai phong cách này hoàn toàn khác nhau. Nếu như phong cách Retro mang bản chất cổ điển nhưng vẫn có nét hiện đại thì phong cách Vintage hoàn toàn trái ngược với bản chất là hiện đại nhưng mang hơi hướng hoài niệm quá khứ.

Phong cách thiết kế nội thất Vintage tận dụng các đồ dùng cũ để làm mới không gian mà không tạo cho chúng ta cảm giác lỗi thời, lạc hậu. Phong cách mang tới cho gia chủ cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, dễ chịu.

Phong cách thiết kế vitagate đưa ta về với sự với những thời xưa bằng những đồ nội thât cổ

Phong cách thiết kế nội thất Vintage tận dụng các đồ dùng cũ để làm mới không gian mà không tạo cho chúng ta cảm giác lỗi thời, lạc hậu. Phong cách mang tới cho gia chủ cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, dễ chịu.

Nội thất thường được sử dụng mang dấu ấn thời gian, những món đồ truyền thống, cơ bản không cầu kỳ, chi tiết như ghế tựa, đèn chùm hay đồng hồ quả lắc, ...

Vật liệu giấy dán tường, rèm cửa, thảm trải sàn của phong cách Vintage thường được sử dụng như vải cotton, voan hay ren cách điệu hoặc in họa tiết nhỏ. Đặc biệt, nội thất trong không gian thường chủ yếu làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên tạo cảm giác gần gũi, ấm áp.

9. Phong cách thiết kế Rustic

Phong cách thiết kế Rustic luôn tạo ra những không gian mộc mạc

Phong cách thiết kế nội thất Rustic được rất nhiều người yêu thích và trở thành một xu hướng trong những năm của thế kỷ 20. Phong cách bắt nguồn từ các nước phương Tây được sử dụng trong các không gian hiện đại nhưng tạo nên sự mộc mạc, giản dị và gần gũi.

Rustic vẫn sử dụng các nội thất hiện đại nhưng nhờ sự kết hợp của phong cách này giúp cho căn nhà trở nên ấm áp nhưng cũng vô cùng gần gũi với thiên nhiên.

Phong cách này chủ yếu sử dụng chất liệu vải từ sợi tự nhiên như tơ tằm, gai hay len mang lại cảm giác cũ kỹ, hoài cổ và mang đậm các đặc trưng của tự nhiên, sử dụng các chất liệu cơ bản để tạo điểm nhấn cho căn nhà. Hơn thế nữa, chất liệu da bò là lựa chọn hàng đầu cho phong cách này với những chiếc ghế da bò mộc mạc.

Màu sắc đặc trưng của phong cách thiết kế Rustic thường chọn là các màu trầm ấm, nhẹ nhàng, không sử dụng màu tường trắng sáng như các phong cách thiết kế khác.

Do Rustic sử dụng các gam màu tự nhiên nên ta sẽ không có cảm giác khác biệt khi đi từ ngoài vào trong nhà, dường như ngoại thất và nội thất trong nhà hòa lại là một tạo thành một tổng thể thống nhất, hài hòa với nhau tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho con người.

Phong cách Rustic thường sử dụng sàn gỗ, những chiếc khăn, thảm trải sàn giản dị không hoa văn, những chiếc bếp sưởi mang lại hơi ấm hay những chiếc cửa sổ lớn mở rộng không gian, thổi các làn gió thiên nhiên mát lành cho gia đình bạn. Tất cả điều đó tạo nên một phong cách Rustic hiện đại, sang trọng mà ấm áp, gần gũi lạ thường.

10. Phong cách Gothic

Phong cách Gothic thường sủ dụng màu sắc đỏ vàng nâu trầm tối

Phong cách thiết kế nội thất Gothic mang vẻ đẹp đặc biệt, kì bí thu hút ánh nhìn của nhiều người, để lại trong lòng người nhìn ngắm những ấn tượng sâu sắc. Gothic là phong cách bắt nguồn từ Châu Âu theo kiến trúc nhà ở của Pháp như đưa ta về những năm quá khứ của thế kỷ XII. Các kiến trúc nhà ở của Pháp với điểm nổi trội là mái vòm nhọn, có nhiều cửa sổ với kích thước rộng lớn tạo sự thoáng đãng, cổ kính.

Nếu như phong cách Rustic sử dụng màu trầm ấm làm màu đặc trưng thì phong cách thiết kế Gothic có màu đặc trưng là màu đấn son, tím đỏ, vàng nâu, ... và thường bao quanh là các bức tường màu đen, xám, tối màu. Đây cũng là tông màu chủ đạo tạo nên nét riêng trong phong cách Gothic.

Phong cách Gothic thường được trang trí các vật dụng như thảm trải sàn cao cấp, rèm cửa sổ vải nhung mềm mại, sàn nhà thường được lát bằng gạch đá hoặc gỗ cứng màu đen để làm nổi bật nội thất bên trong ngôi nhà.

Nếu bạn lựa chọn phong cách thiết kế nội thất Gothic thì bạn không thể bỏ qua các bức tranh nghệ thuật treo trên tường. Các bức tranh thể hiện rõ phong cách chủ đạo của ngôi nhà, đó là các hình ảnh sinh vật như con rồng, phù thủy, ma cà rồng hay hình thiên thần, ...

Một trong các đồ vật thường xuất hiện trong phong cách này đó là gươm, giáo, khiên, ... Vì phong cách này bộc lộ cá tính mạnh mẽ, ưa thích sự nổi trội nên bạn cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với tính cách của mình.

11. Phong cách Nhật Bản

Phong cách Nhật Bản với sự tinh tế và gọn gàng

Nhật bản là một trong các nước có nền thiết kế, kiến trúc lâu đời, các công trình của Nhật Bản độc đáo, mới lạ và hiện đại. Vì vậy, phong cách thiết kế Nhật Bản không chỉ được ứng dụng rộng rãi ở nước nhà mà còn phổ biến trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Thiết kế nhà ở của Nhật Bản nổi trội với sự sắp xếp tinh tế, gọn gàng, tối giản trong nội thất mà vẫn giữ được sự tiện lợi, thân thiện với thiên nhiên. Vật liệu mà người Nhật hay sử dụng trong thiết kế là các chất liệu thân thiện với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa, cây gỗ tuyết tùng, ... Vì vậy, các đồ trang trí trong các ngôi nhà của người Nhật thường là các đồ thủ công mĩ nghệ đầy tinh tế, thu hút người nhìn.

Căn nhà theo phong cách Nhật Bản là sự kết hợp giữa yếu tố trang trí và ánh sáng trong căn phòng giúp cho phòng rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi.

Điểm nổi bật trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản đó là phòng khách theo kiểu ngồi bệt, tạo nên nét truyền thống trong cuộc sống hiện đại. Họ thường sử dụng chiếu Tatami được làm từ rơm khô để trải xuống sàn, tạo cảm giác gần gũi với nhau hơn khi trò chuyện với nhau.

Hiện nay, các thiết kế nhà ở mang phong cách Nhật Bản được nhiều người ứng dụng bởi lối sống giản dị, tinh tế, hài hòa với thiên nhiên. Đây là không gian không gò bó bất kì chuẩn mực nào giúp con người giải tỏa những căng thẳng, bảo vệ sức khỏe.

12. Phong cách Hi-Tech

Đây là phong cách thu hút sự chú ý với những ai yêu thích công nghệ, các thiết bị nội thất thiết kế hiện đại, tiên tiến. Phong cách Hi-Tech là phong cách hiện đại ứng dụng công nghệ cao trong nội thất.

Phong cách nội thất Hitech được ra đời vào những năm 70-80 của thế kỉ XX khi Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế có những bước phát triển nổi trội trong công nghệ, gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.

Phong cách Hi-Tech lấy sự tối giản làm chính

Cũng giống như phong cách Nhật Bản thì phong cách Hitech cũng lấy sự tối giản trong nội thất làm chính, không cầu kỳ, phức tạp. Phong cách lấy phương châm càng tối giản nội thất càng đẹp nhưng cũng đủ làm nổi bật, để lại nhiều ấn tượng cho người nhìn.

Màu sắc mà phong cách Hitech thường sử dụng đó là những tone màu nguyên thủy, gần gũi như xám, trắng, đen nhưng không tạo sự nhàm chán, đơn điệu. Chất liệu chính mà phong cách sử dụng đó là vật liệu nhân tạo, kính, gương, kim loại, ... Hầu hết các kim loại này nổi bật với hình dáng phẳng phiu, mạnh mẽ, dứt khoát và có ánh kim lấp lánh.

Nội thất trong căn nhà theo phong cách Hitech không rườm rà, chăm chút nhưng vẫn thể hiện được sự phóng khoáng, hiện đại, tinh tế trong thẩm mĩ. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các yếu tố kỹ thuật hiện đại, hệ thống ánh sáng rực rỡ thể hiện sự tinh tế, mạnh mẽ.

Hi vọng,qua bài viết trên đây của Ngọc Châu sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các phong cách thiết kế nội thất đang được ưa chuộng nhất hiện nay, từ đó có thể lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp nhất. Bạn còn trần trừ gì nữa hày gọi gay cho chúng tôi theo số Hotline : 0979091655 -0965384354 để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

G

0979091655